Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Kim giao giả

Tên khoa học: Wallichianus

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thông - Hạt trần (tên khoa học là Gymnospemae)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Tên tiếng Việt:  Kim giao giả.

Tên đồng nghĩa:  

Nhận dạng:

Cây gỗ to, thường xanh, cao đến 30 - 35 m, đường kính thân 1 -1,2 m.

Đặc điểm sinh học và sinh thái học:

Lá thường mọc đối chéo chữ thập, thưa, hình bầu dục hay hình bầu dục - mác, đầu có mũi nhọn, gốc hình nêm, chất da, khi trưởng thành dài 7 -16 cm, rộng 1,5 -5 cm, mang lỗ khí ở cả hai mặt trên và dưới; cuống lá vặn, dẹt, dài 5 - 10 mm. Cây khác gốc. Nón đực hình trụ, dài 8 -21 mm, đơn độc hay chụm đến 7cái trên một cuống chung. Nón cái đơn độc hay mọc chụm ở nách lá. Đế hạt nạc, dài 8 -18 mm, đường kính 4 - 5 mm.

Hạt gần hình cầu, đường kính 1,7 - 2,8 cm, màu đỏ tím. Gần giống kim giao (Nageia fleuryi), nhưng phân biệt chủ yếu bởi: lá mang lỗ khí ở cả mặt trên, mặt dưới và cuống hạt nạc, không hoá gỗ.

Mùa ra nón hiện chưa xác định được rõ rệt. Tái sinh bằng hạt
Sống ở Đất liền / Rừng (Đất liền). Mọc rất rải rác trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, ở độ cao 50 – 1500m.

Phân bố địa lý:

Vùng Bắc Trung bộ: Hà Tĩnh; Quảng Bình; Quỳ Châu (Nghệ An); Vùng Đông Bắc: Vị Xuyên (Hà Giang); Đồng bằng sông Cửu Long: đảo Phú Quốc (Kiên Giang); Vùng đồng bằng sông Hồng: Cúc Phương (Ninh Bình); Vùng Đông Nam bộ: Di Linh (Lâm Đồng); Ninh Phước (Ninh Thuận); Tánh Linh (Bình Thuận); Vùng duyên hải Nam Trung bộ: Đức Phổ (Quảng Ngãi); Trà My (Quảng Nam); Tây Nguyên: Chư Pah (Gia Lai); Chư Prông (Gia Lai); Chư Tờ Mốc (Gia Lai); Đắc Tô (Kon Tum); Mang Yang (Gia Lai); Ấn Ðộ; Campuchia; Indonexia; Lào; Malaixia; Mianma; Niuginê Papua; Philippin; Thái Lan; Trung Quốc.

Giá trị:

Tương tự như kim giao (Nageia fleuryi)

Tình trạng Bảo tồn:

Sẽ nguy cấp VU-sẽ nguy cấp. Loài phân bố rộng nhưng có số lượng cá thể ít, lại bị khai thác vơ vét làm đũa bán ở trong nước hay xuất khẩu lậu.

Cấm khai thác. thử nghiệm đưa vào trồng làm cây cảnh và cây lấy gỗ.

Tình trạng bảo tồn trong tỉnh An Giang:

Không nằm trong vùng phân bố địa lý của họ Kim giao  (PODOCARPACEAE).

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và tổng hợp.

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
15
Hôm nay:
116
Tuần này:
2309
Tháng này:
14027
Năm 2024:
40931

Tin tức trong tháng:5
Tin tức trong năm 2024:10