Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Thông lông gà

Tên khoa học: Imbricatus

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thông - Hạt trần (tên khoa học là Gymnospemae)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Nguồn ảnh: Nguyễn Hoàng Nghĩa

Tên tiếng Việt:  Thông lông gà.

Tên đồng nghĩa:  Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laub. 

Nhận dạng:

Thông lông gà là loài cây gỗ có kích thước lớn, thân tròn đều, dáng thân thẳng đẹp, cao đến 30 m và đường kính 50 - 60 cm. Vỏ thân xám trắng.

Đặc điểm sinh học và sinh thái học:

Trên cây non, lá mọc xếp thành hai dãy như lông chim, dài khoảng trên dưới 1 cm, còn trên cây già, lá hình vẩy nhỏ, đầu nhọn. Tán rậm màu xanh đậm.

Nón đực mọc ở nách lá, dài 1 cm. Nón cái mọc lẻ hay từng đôI ở đầu cành.

Hạt hình trứng, dài 0,5-0,6 cm, bóng.

Cây mọc ở rừng nhiệt đới ẩm thường xanh, giữa các độ cao 300 - 2400 m. Phân bố rải rác ở một số nơi, như đã gặp ở vùng Quảng Ninh (Hoành Bồ), Lào Cai (Sa Pa), Nghệ An (Pù Mát), Quảng Bình, Quảng Trị, Khánh Hoà và Lâm Đồng. Cây còn mọc ở một số nơi vùng Tây Nguyên như Gia Lai, Kon Tum và Đắc Lắc.
Phân bố của loài rất thưa thớt, không tìm thấy cây mọc thành quần thụ hoặc thành đám, tái sinh tự nhiên chủ yếu ở chỗ trống, ven đường đi. Gây trồng khó và sinh trưởng chậm.

Phân bố địa lý:

Thông lông gà đã được trồng thử tại Đà Lạt, song sắc lá màu vàng chứng tỏ sinh trưởng kém. Một số cây con cũng đã được trồng thử tại Mang Linh trong những năm vừa qua. Cây mọc chậm, sống lâu, ưa sáng, lúc nhỏ cần che bóng. Tái sinh hạt.

Giá trị:

Gỗ Thông lông gà đẹp, màu vàng nhạt hay màu nghệ, thớ mịn, có giá trị, dễ gia công chế biến, được khai thác mạnh ở khắp nơi để dùng làm gỗ xây dựng và trần nhà, sàn nhà. Tỷ trọng đạt 0,56. Không thuộc loại gỗ bền, tốt nhưng đẹp và hiếm nên vẫn được ưa dùng.

Tình trạng bảo tồn trong tỉnh An Giang:

Không nằm trong vùng phân bố địa lý của họ Kim giao  (PODOCARPACEAE).

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và tổng hợp.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2007), Át lát cây rừng tập 1, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2010), Át lát cây rừng tập 3, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
10
Hôm nay:
404
Tuần này:
2276
Tháng này:
8884
Năm 2024:
52480

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17