Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Thông tre lá ngắn

Tên khoa học: P. pilgeri

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thông - Hạt trần (tên khoa học là Gymnospemae)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Tên tiếng Việt:  Thông tre lá ngắn

Tên đồng nghĩa:  Podocarpus brevifolius (Stapf) Foxw Podocarpus neriifolius D.Don var. brevifolius Stapf 

Nhận dạng:

Thông tre lá ngắn là loài cây gỗ nhỏ, đôi khi ở dạng lùn hoặc dạng cây bụi, thường xanh, ít khi cao đến 10-15 m. Vỏ cây màu vàng xám, nhẵn.

Đặc điểm sinh học và sinh thái học:

Lá mọc cách, thường mọc chụm ở đầu cành, hình bầu dục-mác, dài 1,5-5 cm, rộng 0,3-1,2 cm, mép nguyên, tròn tù, đôi khi nhọn ở đầu.

Cây khác gốc. Nón đực mọc đơn độc hay chụm 2, hình trụ, gần như không cuống. Nón cái mọc đơn độc ở nách lá, có cuống dài 1 cm. Hạt hình cầu, đường kính 7-10 mm. Hạt chín mỗi năm 2 lần, vụ chính vào tháng 1 và vụ phụ vào tháng 6. Tái sinh chủ yếu bằng hạt.

Cây mọc trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh hoặc rừng lùn ở đỉnh núi và dông núi, ở độ cao giữa 500 và 1500 m.

Phân bố địa lý:

Các địa phương có thông tre lá ngắn là Lào Cai, Hà Giang (Đồng Văn), Quảng Ninh (núi Yên Tử, Hoành Bồ), Hoà Bình (Pà Cò), Vĩnh Phúc (Tam Đảo). Thông tre lá ngắn được coi là loài cây hiếm, chỉ có phân bố hẹp ở một vài điểm với rất ít cây cá thể. Tại khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò (Mai Châu, Hoà Bình), thông tre lá ngắn mọc rải rác dưới tán các cây thông Pà Cò cổ thụ trên đỉnh núi đá vôi. Còn thấy loài cây này trên đỉnh núi đá vôi ở Thài Phìn Tủng (Đồng Văn, Hà Giang) ở độ cao 1200 m cùng với một số loài cây lá kim quý hiếm khác như thông đỏ Pà Cò, hoàng đàn rủ, dẻ tùng sọc nâu. Mặc dù tái sinh tự nhiên khá mạnh, song cây sinh trưởng rất chậm, đặc biệt là trong hoàn cảnh khắc nghiệt của núi đá.

Giá trị:

Gỗ màu nâu đỏ nhạt, thớ thẳng mịn.vòng sinh trưởng có hoa văn đẹp.

Tình trạng bảo tồn trong tỉnh An Giang:

Không nằm trong vùng phân bố địa lý của họ Kim giao  (PODOCARPACEAE).

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và tổng hợp.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2007), Át lát cây rừng tập 1, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2010), Át lát cây rừng tập 3, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.


 

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
8
Hôm nay:
371
Tuần này:
2564
Tháng này:
14282
Năm 2024:
41186

Tin tức trong tháng:5
Tin tức trong năm 2024:10