Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cá hô (Tên tiếng Anh: Giant barb)

Tên khoa học: Catlocarpio siamensis Boulenger, 1898

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Dây sống (tên khoa học là Chordata)

Bộ: Cá Thiểu (tên khoa học là Cypriniformes)

Họ: Cá thiểu (tên khoa học là Cyprinidae)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Địa điểm thu mẫu: Mẫu cá được thu tại Châu Đốc, Vàm Nao, An Phú,  tỉnh An Giang

Kích thước : Mẫu cá có kích thước 5cm ứng với trọng lượng 17gr. Cá có thể dài  30cm, nặng 9kg. Đây là một trong những loài cá lớn nhất thuộc họ cá chép trên sông Mekong.

Phân bố: Cá phân bố rộng trên sông Mekong, nhiều ở Campuchia và Việt Nam. Những nơi này thường đánh bắt cá giống ở các vùng ngập tuy nhiên cá lớn hiện nay bắt gặp rất hiếm.

Đặc điểm sinh học: Cá thích nghi với vùng nước ngọt. Cá di cư  sinh sản trong hoặc gần vùng ngập lũ vào giữa mùa mưa. Thức ăn của cá chủ yếu là các loài tảo, phiêu sinh thực vật. Trong mùa lũ ăn cây cỏ và rau quả trên cạn, thỉnh thoảng cũng ăn cá con. Trong mùa lũ, cá con và cá non kiếm ăn ở các vùng ngập và bãi ngập ven sông chính khi lớn cá sống ở sông chính quanh năm. Cá cái khoảng 60 kg có thể đẻ 400.000 trứng, đẻ trứng ở dòng chính, trứng và ấu trùng trôi xuôi dòng đến nơi kiếm mồi và sinh trưởng ở đó trong suốt mùa lũ. Khi mực nước bắt đầu rút, cá di chuyển ra dòng chính và cư trú ở đó trong mùa khô. Cá con có thể quay trở lại vùng ngập lụt trong vài năm đến khi đạt được kích cỡ nhất định thì cá có thể chỉ sống ở sông.

Giá trị kinh tế: Trong tự nhiên cá có thể đạt được kích thước rất lớn, thịt ngon  được nhiều người ưa chuộng. Cá rất có giá trị kinh tế.

Khai thác: Ngư cụ được dùng khai thác: Lưới thả, câu luồng.

Mùa vụ khai thác: Quanh năm.

Hiện trạng: Loài cá này đang có nguy cơ tuyệt chủng. Đã có chính sách bảo vệ nguồn lợi loài cá này. Tuy nhiên hiện nay, cá hô đã được nghiên cứu sinh sản thành công và hiện là đối tượng nuôi rất có giá trị kinh tế của khu vực ĐBSCL.

 
Nguồn:
Điều tra, nghiên cứu về sự hiện diện của các loài thủy sản nước ngọt trên địa bàn tỉnh An Giang, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, Tp Hồ Chí Minh 4/2007.

Bành Thanh Hùng, sưu tầm

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
11
Hôm nay:
869
Tuần này:
3675
Tháng này:
10283
Năm 2024:
53879

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17