Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cá bông lau

Tên khoa học: Pangasius krempfi Fang & Chaux, 1949

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Dây sống (tên khoa học là Chordata)

Bộ: Cá Chốt (tên khoa học là Siluriformes)

Họ: cá tra (tên khoa học là Pangasiidae)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Địa điểm thu mẫu : Mẫu cá được thu tại Phú Tân, Thoại Sơn, Tân Châu, Long Xuyên, Chợ Mới, Tri Tôn đặc biệt là khu vực Phú Tân vào trước mùa lũ.


Kích thước: Cá khai thác ngoài tự nhiên có kích thước nhỏ từ 10-20cm. Kích thước tối đa có thể đạt tới  khoảng 80cm.


Phân bố : Cá phân bố ở sông Mekong và vùng bãi ven biển Nam Việt Nam.


Đặc điểm sinh học: Cá trưởng thành ăn chủ yếu là quả, lá, tảo sợi, giáp xác. Hiện không rõ cá bông lau đẻ ở đâu và yêu cầu bãi như thế nào nhưng có một số ý kiến cho rằng cá đẻ ở dòng chính sông Mekong, nơi có ghềnh đá, vực sâu hoặc ở gần chỗ đó. Cá bông lau là một trong số rất ít các loài cá của sông Mekong có thời gian sống ở biển. Đây là loài cá có đường di cư dài nhất (thứ 2 là cá tra dầu). Tuy nhiên đường di cư cụ thể vẫn chưa biết. Cá di cư sinh sản vào tháng 5-6 tới những nơi có ghềnh và vực sâu ở trung lưu sông Mekong. Sau khi nở, ấu trùng trôi về xuôi, khi đến vùng ngập, cá đã khá lớn so với các loài khác. Ở đồng bằng sông Cửu Long, cá con sống ở biển Đông, khi đạt  kích cỡ nhất định cá quay lại sông.


Giá trị kinh tế : Cá có kích thước lớn, thịt ngon được nhiều người ưa thích nên giá trị kinh tế cao.


Khai thác: Ngư cụ được dùng khai thác: Chài, lưới, cào, đáy, câu.


Mùa vụ khai thác: Đầu mùa mưa.


Hiện trạng nghiên cứu và phát triển: Cá đánh bắt thường rất lớn tại An Giang, đặc biệt ở Vàm Nao. Đây là nhóm cá bố mẹ trong mùa di cư sinh sản, cần hạn chế đánh bắt nguồn cá bố mẹ nhằm đảm bảo nguồn lợi cho những năm sau.

 

 Bành Thanh Hùng,

Nguồn: Điều tra, nghiên cứu về sự hiện diện của các loài thủy sản nước ngọt trên địa bàn tỉnh An Giang, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, Tp Hồ Chí Minh 4/2007.

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
14
Hôm nay:
682
Tuần này:
2922
Tháng này:
15274
Năm 2024:
58870

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17