Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cá trôi ấn

Tên khoa học: Labeo rohita Hamilton, 1822

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Dây sống (tên khoa học là Chordata)

Bộ: Cá Thiểu (tên khoa học là Cypriniformes)

Họ: Cá thiểu (tên khoa học là Cyprinidae)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Địa điểm thu mẫu: Cá trôi ấn có tên tiếng Anh là Rohu. Mẫu cá được thu tại ao nuôi tỉnh An Giang.
Kích thước: Kích thước cá thường gặp từ 30 – 36,25cm ứng với trọng lượng 1000 – 14000gr.
Phân bố: Cá phân bố ở miền Trung và miền bắc Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, Miến Điện, Pakistan… cá được nhập nội vào Việt Nam vào tháng 8/1982. Hiện nay, cá Rôhu đã phân bố rộng rãi trong các loại hình mặt nước ngọt ở Việt Nam. Loài này bắt gặp trong các ao nuôi của ngư dân.
Đặc điểm sinh học: Cá Trôi Ấn Độ ăn tạp thiên về thực vật, mùn bã hữu cơ, sống ở tầng đáy và giữa, đẻ trứng trôi nổi.
Giá trị kinh tế: Đây là loài cá nhập nội được nuôi rất phổ biến trong cả nước, sản lượng chủu từ nuôi trồng.
Khai thác: Mùa vụ khai thác: Quanh năm
Hiện trạng nghiên cứu và phát triển: Đây là loài cá nhập nội nuôi phổ biến ao hồ, nguồn giống được chủ động thông qua sinh sản nhân tạo.


Nguồn: Điều tra, nghiên cứu về sự hiện diện của các loài thủy sản nước ngọt trên địa bàn tỉnh An Giang, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, Tp Hồ Chí Minh 4/2007.


Bành Thanh Hùng, sưu tầm
Phòng Bảo vệ rừng và bao tồn thiên nhiên

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
6
Hôm nay:
377
Tuần này:
907
Tháng này:
7515
Năm 2024:
51111

Tin tức trong tháng:6
Tin tức trong năm 2024:16