Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Bướm Phượng mạo danh thường nhỏ

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Bướm

Bộ: Cánh vẫy (tên khoa học là Lepidoptera)

Họ: Bướm phượng (tên khoa học là Papilionidae)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Nguồn:http://www. webdoc.sub.gwdg

Đặc điểm nhận dạng:

Màu đen với nhiều sọc trắng kem. Con đực và con cái nhìn giống nhau.

Mặt trên: Phần cánh trên có ba vệt sáng lớn xuất phát từ gốc hướng ra ngoài cánh. Một vệt lớn, dài và bị phân tách làm đôi ở rìa cánh trong, một vệt tiếp theo ở phần liền kề rìa cánh trong và vệt cuối cùng lớn, bị phân tách thành bốn ở phần trung tâm cánh. Có các đốm ở gần rìa ngoài cánh và rìa ngoài cánh. Phần trung tâm cánh sau được phủ màu trắng hoàn toàn bởi một trong ba vệt đi từ gốc cánh. Các vệt khác được túa ra từ trung tâm của cánh, với các đốm màu đỏ cam từ giữa cho đến cuối mép ngoài cánh.

Mặt dưới giống như mặt trên, nhưng có các vết cắt rõ ràng hơn và các đốm rìa ngoài cánh màu vàng. Ngoài ra, các loạt vệt trắng chĩa ra mép ngoài cánh đều có phần chót dạng chữ V và ở cánh sau còn có thêm một hàng các đốm dạng chữ V chạy lượn theo mép cánh. Loài này có hai dạng bắt chước: dạng bắt chước loài Ideopisis simillis (nền đen, đốm và vạch trắng) và dạng bắt chước loài Euploea core (nền nâu, đốm và vạch trắng) 22. Nếu quan sát thật kỹ có thể nhận thấy những đặc điểm rất đặc trưng của họ bướm Phượng như chân dài, chót râu cong, khi vừa đậu cánh thường vẫn đập một lúc. Bướm có một số dạng khác nhau, trong đó có 2 dạng phân loài phổ biến ở khắp Việt Nam. Bướm này thường gặp chủ yếu ở rừng thứ sinh, trong các công viên và vườn, cũng thường gặp ở trong các làng bản.

Sinh học sinh thái:

Phổ biến, gặp ở những chỗ trống, có cây bụi, hoa dại… Sâu non màu vàng ở lưng và đầu, sâu lớn có các đốm đỏ. Nhộng ngụy trang như một mẩu cành khô, thường ở dưới mặt lá hoặc phía dưới một cành cây nhỏ. Sâu non ăn lá cây Long não và Màng tang (cả hai thuộc họ Long não), cây bời lời (Litsea sp.), họ Quế (Lauraceae).

Phân bố: Từ Ấn Độ đến Trung Quốc, phía Nam qua Đông Dương đến Phi - lip - pin và bán đảo Mã lai. Tên bướm được đặt do đặc tính bắt chước loài bướm khác.

Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ: Đây là một loài bướm Phượng to, đẹp có giá trị trong phân loại học và đặc biệt là trong đa dạng sinh học bởi tính chất mạo danh - giống các loài bướm thuộc họ khác của chúng. Chúng phổ biến nhưng không gây hại đến ngưỡng kinh tế cho cây trồng và cây rừng.

Tài liệu dẫn: Đặng Thị Đáp (2008), “ Hướng dẫn tìm hiểu về các loài bướm Vườn Quốc Gia Tam Đảo và giá trị bảo tồn của chúng”.

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
11
Hôm nay:
570
Tuần này:
1624
Tháng này:
13976
Năm 2024:
57572

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17