Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Diều ấn độ

Tên khoa học: Chưa rỏ

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Chim

Bộ: Cắt (tên khoa học là Falconiformes)

Họ: Ưng (tên khoa học là Accipitridae)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Nguồn ảnh: http://lananhbirds.com
Đặc điểm hình dạng
Chiều dài thân: 41-49 cm (sải cánh 102-115 cm). Khi bay giống loài Cắt có cánh rộng, đuôi dài. Bộ lông không có các đặc điểm nổi bật. Nhìn từ phía dưới, cổ họng màu trắng với những dải rộng màu đen chạy dọc ở giữa tương phản với phần ngực màu hung nâu và phần mào màu nâu xám. Mặt dưới cánh màu xám bạc với các mút lông cánh sơ cấp màu sẫm. Chỉ ở giữa đuôi có vằn sát nhau. Phía lưng màu nâu điểm một số nốt trắng ở bao trên đuôi. Khi đậu yên hai cánh dài gần như chạm vào mút đuôi. Chim non màu hơi trắng, phần dưới thân có nhiều đường sọc rộng và đầu có màu trắng nhiều hơn. Bay liệng theo từng vòng với hai cánh ở tư thế bằng.
Đặc điểm sinh học – sinh thái
Các vùng rừng khác nhau, rừng thứ sinh và cây bụi trống trải. Gặp lên đến độ cao 1.800 m.
Phân bố địa lý
Việt Nam:Các vùng trong cả nước, trừ khu Tây Bắc.
Giá trị:
Tình trạng:Đến vào mùa đông ở vùng Trung, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Đồng thời chỉ bay trên tuyến đường di cư khi gặp ở Đông Bắc và Bắc Trung Bộ. Di cư theo từng đàn lớn. Số lượng không nhiều.
Tài liệu: Nguyễn Cử, Lê Trọng Trải, Karen Phillipps (2000). Chim Việt Nam. NXB Lao Động – Xã Hội.

Bành Thanh Hùng, sưu tầm

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
16
Hôm nay:
722
Tuần này:
2962
Tháng này:
15314
Năm 2024:
58910

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17