Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cầy gấm

Tên khoa học: Mammalia (lớp)

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Động Vật Hoang Dã

Bộ: Cầy (tên khoa học là Viverridae)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Nguồn ảnh: http://home.kku.ac.th
Kích thước:
Chiều dài đầu – thân: 350 – 370 mm
Chiều dài đuôi: 310 – 340 mm
Dài bàn chân sau: 65 – 75 mm
Dài tai: 25 – 36 mm
Trọng lượng:4 – 5 kg
Đặc điểm hình dạng
Thân dài; bộ lông màu vàng nhạt, có nhiều đốm nâu đen từ cổ đến gốc đuôi và đùi; bốn sọc dọc từ cổ đến bả vai. Phần bụng và họng sáng trắng hơn phần lưng. Đuôi dài, có 8 – 9 vòng đen, trắng. Chỉ một răng hàm ở hàm trên (khác với các loài trong họ Cầy)
Đặc điểm sinh học - sinh thái
Cầy gấm sống và hoạt động ở rừng, chủ yếu là rừng thứ sinh có nhiều dây leo cây bụi; hoạt động ở mặt đất vả trên cây thấp; hoạt động ban đêm, chủ yếu ở trên cây, thỉnh thoảng xuống đất. Thức ăn gồm chuột, rắn, ếch nhái, chim nhỏ,... Sống đơn độc, mùa động dục hoặc nuôi con sống thành nhóm. Mùa động dục từ tháng hai đến tháng tám. Mỗi lần đẻ 2 con, nuôi con trong hốc cây.
Phân bố địa lý
Việt Nam:Cao Bằng (Pia Oắc), Lào Cai (VQG Hoàng Liên), Tuyên Quang (KBTTN Na Hang), Bắc Kạn (VQG Ba Bể, Chợ Đồn), Lạng Sơn (KBTTN Hữu Liên), Phú Thọ (VQG Xuân Sơn), Vĩnh Phúc (VQG Tam Đảo), Quảng Ninh (Lục Nam), Hòa Bình (KBTTN Hang Kia Pà Cò), Thanh Hóa (VQG Bến En), Nghệ An (VQG Pù Mát), Hà Tĩnh, Quảng Bình (VQG Phong Nha Kẻ Bàng), Quảng Trị (KBTTN Bắc Hướng Hóa), Thừa Thiên Huế (VQG Bạch Mã), Quảng Nam (Đông Giang, Tây Giang), Bình Định, Gia Lai, Đắk Lắk (VQG Chư Yang Sin), Đắk Nông (KBTTN Tà Đùng), Lâm Đồng, Bình Thuận (KBTTN Biển Lạc-Núi Ông).
Thế giới:Ấn Độ, Nêpan, Mianma, Bu Tan, Trung Quốc (Vân Nam), Thái Lan, Lào, Malaixia, Inđônêxia.
Giá trị:Cho da lông đẹp và góp phần cân bằng sinh thái.
Tình trạng bảo tồn: SĐVN (2007): VU; NĐ 32/2006/NĐ-CP: IIB; IUCN (2007): LR/1c; CITES (2006): Phụ lục I.
Tài liệu:
Đặng Ngọc Cần, Hideki Endo, Nguyễn Trường Sơn và cs., 2008: Danh lục các loài thú hoang dã Việt Nam. Shoukadoh Book Sellers, Japan.
Nguyễn Xuân Đặng, Lê Xuân Cảnh, 2009: Phân loại học lớp thú và đặc điểm khu hệ thú hoang dã Việt Nam. NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ Hà Nội.
Phạm Nhật, Đỗ Quang Huy, 1998: Động vật rừng. NXB Nông nghiệp Hà Nội.
Tợp hợp từ một số sách và tài liệu: Giới thiệu một số loài thú của Đông Dương và Thái Lan (Trần Ái Hoa dịch từ bản gốc tiếng Thái Lan)

Bành Thanh Hùng, sưu tầm

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
12
Hôm nay:
1106
Tuần này:
3912
Tháng này:
10520
Năm 2024:
54116

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17