Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Ý Dĩ

Tên khoa học: Coix lacryma- jobi L

Tên đồng nghĩa: Bo bo, hạt cườm.

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Bộ: Hòa Thảo (tên khoa học là Poales)

Họ: Hoà thảo (Tre trúc) (tên khoa học là Poaceae 2)

Chi: Coix (tên khoa học là Coix)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Ít nguy cấp (LG)

Phân hệ: Phụ thuộc bảo tồn (cd)

Công dụng: Bổ phổi

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây thảo sống hàng năm hay lâu năm. Thân mọc thẳng đứng, cao 1,5-2m, phân nhánh ở những ngọn có hoa. Ở gốc thân, có nhiều rễ phụ. Lá mọc so le, mặt lá ráp, gân lá song song, không có cuống. Hoa đơn tính, cùng gốc : bông hoa đực ngắn, màu lục nhạt, trông tựa một nhánh của bông lúa ; hoa cái thì nằm trong một lá bắc dày và cứng, từ màu xanh chuyển sang màu nâu tím đến đen. Quả hình trứng hơi nhọn đầu (thường gọi nhầm là nhân) được bao bởi một lá bắc cứng (thường gọi nhầm là vỏ).

Mùa hoa quả: Tháng 5-12.

Phân bố, sinh thái: Cây của Á châu nhiệt đói, mọc hoang và cũng thường được trồng ở ven bờ nước, bãi ruộng. Trồng bằng quả.  khi quả chín già, cắt cả cây về phơi, đập lấy quả, sấy khô, rồi xay, thu lấy nhân trắng, phơi hay sấy khô, cắt rễ, đem rửa sạch rồi phơi khô.

Bộ phận dùng: Nhân hạt và rễ.

Công dụng: Chữa viêm phổi, viêm ruột, sỏi thận, tê thấp, nhức mỏi chân tay, ... Thuốc bồi dưỡng cơ thể do có hàm lượng protid và lipid cao. Hạt chứa khoảng 60% tinh bột, gần 14% chất đạm, 7% chất béo, 1,5% đường; trong chất béo có coixenolide có tác dụng chữa ung nhọt. Rễ chứa 17,6% chất đạm, 7,2% chất béo và 52% tinh bột. Do Ỹ dĩ có nhiều lipit, protit hơn gạo, nhiều protit hơn bột bắp, nên ngưòi ta dùng hạt đã giã trắng để thổi cơm, cũng thơm, dẻo và ngon như cơm nếp. Hoặc kết hợp với hạt sen, mộc nhĩ để hầm với thịt gà ăn vừa ngon, vừa bổ. Cũng dùng nấu chè, ăn ngon như nấu chè gạo nếp.

Rễ Ỹ dĩ có vị ngọt và nhạt, hơi lạnh, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, sát trùng, trừ sâu bọ.Nhân hạt Ỹ dĩ có vị ngọt và nhạt, hơi lạnh, có tác dụng kích thích sự hấp thu, lợi tiều, tiêu viêm, bổ phế.

Rễ dùng chữa: 1. Viêm nhiễm đường niệu dạo và sỏi ; 2. Phù thũng, tê phù ; 3. Vàng da ; 4. Bạch đới ; 5. Bệnh giun đũa.

Dùng 15-30g, dạng thuốc sắc.

Nhân hạt dùng chữa: 1. Áp xe phổi, ruột thừa ; 2. Viêm ruột mãn ; 3. Bạch đới ; 4. Phù thũng ; 5. Loét dạ dày, loét cổ tử cung ; 6. Mụn cóc, eczema. Dùng 15-30g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.

Ý dĩ là thuốc bỗ và bồi dưỡng cơ thể tốt, dùng bổ sức cho người già và trẻ em, dùng lợi sữa cho phụ nữ sinh đẻ.

Đơn thuốc - Vàng da : Rễ Ỹ dĩ sắc nước uống, hoặc dùng rễ ý dĩ 60g, Nhân trần 30g, thêm ít đường nấu uống, 3 lần trong ngày.

- Giun đũa : Rễ ý dĩ 15g, giã ra hòa với rượu uống.

Chú ý : Người có thai dùng ý dĩ phải rất cẩn thận.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại tỉnh An Giang: Khuyến khích gây trồng. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn các tổ Đông Y gây trồng vừa sử dụng vừa để bảo tồn nguồn gen cây thuốc vùng bảy núi.

 

Bành Thanh Hùng,

Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của  Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr 580.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2

Bản đồ vị trí

Bản đồ nhận dạng 1
Vĩ độ: 10.479878
Kinh độ: 104.981918
Bản đồ nhận dạng 2
Vĩ độ: 10.614529
Kinh độ: 104.978485

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
18
Hôm nay:
1013
Tuần này:
3253
Tháng này:
15605
Năm 2024:
59201

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17