Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cải cúc

Tên khoa học: Chrysanthemum coronarium L.

Tên đồng nghĩa: Cải cúc, Cúc tần ô, Rau cúc, Rau tần ô

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Bộ: Asterales (tên khoa học là Asterales)

Chi: Glebionis (tên khoa học là Glebionis)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Tuyệt chủng (EX)

Công dụng: Khai vị ăn ngon, Mát

Đặc điểm nhận dạng:

 

tả dạng cây: Cây thảo sống hằng năm, có thể cao tới 1,2m. Lá ôm vào thân, xẻ lông chim hai lần với những thuỳ hình trứng hay hình thìa không đều.

Cụm hoa ở nách lá, các hoa ở mép màu vàng sẫm, các hoa ở giữa đầu màu vàng lục, thơm. Các lá bắc của bao chung không đều, khô xác ở mép. Mùa hoa vào tháng 1-3.
Bộ phận dùng: Cành lá: - Ramulus Chrysanthemi Coronarii.
Phân bố sinh thái: Loài cây của vùng Cận đông, được nhập trồng ở nhiều nơi khắp nước ta làm rau ăn. Có nhiều giống trồng khác nhau; ta thường trồng giống cây lùn không cao quá 70cm.
Thành phần hóa học: Rau Cải cúc chứa 1,85% protid 2,57% glucid, 0,43% lipid và còn có nhiều vitamin B, C và một số vitamin A. Người ta còn tìm thấy các chất khác như adenin, chlonin. Lá chứa 7-glucosid của quercetin, quercetagetin và luteolin.
Tính vị, tác dụng: Cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, được xem như một loại rau giúp khai vị làm ăn ngon, giúp tiêu hoá, trừ đờm, tán phong nhiệt.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cải cúc có thể dùng ăn sống như xà lách, chế dầu giấm, ăn với lẩu, nấu canh... Còn dùng làm thuốc chữa ho lâu ngày và chữa đau mắt. Ở Ấn Độ, người ta dùng cây phối hợp với hồ tiêu để trị bệnh lậu; hoa được dùng thay thế Dương cam cúc như là một chất thơm đắng và lợi tiêu hoá.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Khuyến khích gây trồng.

Thsỹ. Bành Lê Quốc An

Sưu tầm từ nguồn: Cây thuốc An Giang của  Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr. 81; Tài liệu tham khảo: y học cổ truyền huệ tĩnh, Nguồn: tác giả Bùi Xuân Phương.

 

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2

Bản đồ vị trí

Bản đồ nhận dạng 1
Vĩ độ: 10.599660
Kinh độ: 104.965954

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
16
Hôm nay:
670
Tuần này:
4366
Tháng này:
16718
Năm 2024:
60314

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17