Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Đinh lăng

Tên khoa học: olyscias fruticosa (L.) Harms.

Tên đồng nghĩa: Cây gỏi cá, Nam dương lâm.

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Lớp: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Bộ: Hoa tán (tên khoa học là Apiales)

Họ: Ngũ gia bì, Nhân Sâm (tên khoa học là Araliaceae)

Chi: Polyscias (tên khoa học là Polyscias)

Thuộc: Quí hiếm & đặc hữu

Tình trạng bảo tồn: Ít nguy cấp (LG)

Phân hệ: Ít lo ngại (lc)

Công dụng: Thuốc bổ

Độ cao: từ 500 trở xuống

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây nhỏ, cao 1,5-2m. Thân nhẵn, ít phân nhánh. Lá kép mọc so le, có bẹ, phiến lá xẻ 3 lần lông chim, mép có răng cưa không đều, chóp nhọn. Cụm hoa chùy ở ngọn, gồm nhiều tán. Hoa nhỏ, màu trắng xám. Quả dẹt, màu trắng bạc.

Mùa hoa quả: Tháng 4-7.

Phân bố: cây được trồng ở nhiều nơi để làm cảnh. Là cây có giá trị làm thuốc tăng cường sức khỏe.

Phân bố, sinh thái: 
- Ưa sáng, ưa đất cát pha cao ráo, hơi ẩm, màu mỡ, thoát nước.
- Tái sinh mạnh.
Cây có nguồn gốc từ các đảo Thái Bình Dương (Polynêdi) nay được trồng khắp nơi, chủ yếu để làm cảnh. Đinh lăng ưa đất cao ráo, hơi ẩm, nhiều màu. Rễ cây dược thu hoạch từ những cây đã trồng từ 3 năm trở lên (cây trồng càng lâu năm càng tốt), đem rửa sạch, phơi khô để chỗ mát, thoáng gió để đảm bảo mùi thơm và phẩm chất. Lá thu hái quanh năm, thường dùng tươi.

Bộ phận dùng: Rễ, lá.

Công dụng: Trong rễ có glucozit, ancaloit, saponin, tanin, 13 loại axit amin, vitamin B1. Rễ có tác dụng tăng cường sức dẻo dai của cơ thể, tăng biên độ và tần số hô hấp, tăng tiết niệu, làm tử cung co bóp được. Đinh lăng có vị ngọt, tính binh, có tác dụng bổ năm tạng, tiêu thực, lợi sữa. Đinh lăng dùng làm thuốc bổ, dùng trị suy nhược cơ thể, tiêu hóa kém, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa. Còn dùng làm thuốc chữa ho, ho ra máu, thông tiểu tiện, chữa kiết ly. Thân và cành dùng chữa phong thấp, đau lưng.

Tác dụng bồi dưỡng của đinh lăng gần như nhân sâm, tam thất. Nó làm tăng sức chịu đựng của cơ thề đối với các yếu tố bất lợi như kiệt sức, gia tốc, sóng. Nó giúp cho người bệnh bị suy mòn nhanh chóng phục hồi sức khỏe, ăn ngon, ngủ tốt, tăng cân.

Cách dùng : Rễ khô tán bột, ngày dùng 2g trở lên, hoặc dùng 1-6g dạng thuốc sắc. Có thể dùng rễ tươi ngâm rượu uống. Lá tươi băm nhỏ, cùng với bong bóng heo, trộn vói gạo nếp, nấu cháo ăn lợi sữa. Đề chữa các bệnh khác, ta dùng thân cành sắc nước uống, mỗi ngày 30-50g.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: An Giang đã quy hoạch vùng trồng 5.000ha cây dược liệu. Hiện tại đã tạo những tiểu vùng nguyên liệu Đinh Lăng, Gừng đen, Nghệ đen, Nghệ Thái, củ Huyền tại huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, Thoại Sơn và Chợ Mới.

 

Bành Thanh Hùng.

Sưu tầm và biên tập từ nguồn: Cây thuốc An Giang của  Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr. 250.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2
Ảnh nhận dạng 3
Ảnh nhận dạng 4

Bản đồ vị trí

Bản đồ nhận dạng 1
Vĩ độ: 10.494775
Kinh độ: 104.932222
Bản đồ nhận dạng 2
Vĩ độ: 10.263917
Kinh độ: 105.199564

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
6
Hôm nay:
365
Tuần này:
855
Tháng này:
9126
Năm 2024:
36030

Tin tức trong tháng:3
Tin tức trong năm 2024:8