Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Sống Đời

Tên khoa học: Kalanchoe pinnata (Lam.) Pers.

Tên đồng nghĩa: Cây sống đời, Trường sinh, Diệp sinh căn.

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Bộ: Saxifragales (tên khoa học là Saxifragales)

Họ: Lá bỏng (tên khoa học là Crassulaceae)

Chi: Kalanchoe (tên khoa học là Kalanchoe)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây thân thảo, thân tròn, nhẵn, có đốm tía. Lá mọc đối, nguyên hoặc xẻ 3 thùy. Phiến lá dày, mọng nước, có răng cưa tròn ở mép.

Hoa hình xim, màu đỏ hoặc vàng cam.

Quả đại.

Mùa hoa quả: Tháng 1-3.

Phân bố: Cây mọc hoang và còn được trồng để làm cảnh.

Đặc điểm sinh học:

- Cây sống nhiều năm.
- Ưa khô, thường mọc hoang ở nơi đất khô cằn.

Bộ phận dùng: Lá.

Công dụng: Cây có tác dụng kháng khuẩn, dùng chữa bỏng, vết thương, lở loét, cầm máu, sưng đau, chảy máu, dùng làm thuốc giải độc.

Cách trồng và chăm sóc:

* Cách trồng:

- Chọn và làm đất: Chọn đất hơi khô, làm đất cục bộ theo hố, kích thước 20cm x 20cm x 20cm.
- Giống: từ hom thân. Hom thân lấy từ cây mẹ. Cắt từng đoạn hom từ 20-25cm. Cắt đến đâu giâm trên cát ẩm đến đấy. Sau khi hom ra rễ đánh lên cấy vào bầu có thành phần 1/2 đất thịt trộn với 1/2 đất cát. Hàng ngày tưới nước đủ ẩm.

- Trồng: 
 + Thời vụ: Mùa xuân hoặc đầu mùa mưa khi đất đủ ẩm, có thể trồng ở vụ thu.
 + Đào đất đặt cây ngay ngắn, lấp đất đầy hố, nén chặt, tủ lá cây hoặc cỏ khô kín mặt hố.

* Chăm sóc:

- Phát dọn cây cỏ xâm lấn và vun xới quanh gốc.
- Điều chỉnh độ tàn che từ 0,3-0,4.

Kỹ thuật thu hái và sơ chế:

- Thu hái quanh năm.
- Thường dùng tươi, lá tươi giã nhỏ hoặc chế thành dạng thuốc mỡ.

Tình trạng bảo tồn tại An Giang:

Là loài cây dễ trồng, có hoa đẹp, được ngươi dân trồng làm cảnh. Khuyến khích gây trồng. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn các tổ Đông Y gây trồng vừa sử dụng vừa để bảo tồn nguồn gen cây thuốc vùng bảy núi.


Th.Sỹ. Bành Lê Quốc An.

Sưu tầm từ nguồn: Lê Thị Diên, Trần Minh Đức ... Trường Đại học Nông lâm Huế.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
6
Hôm nay:
193
Tuần này:
1247
Tháng này:
13599
Năm 2024:
57195

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17