Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Sa Nhân

Tên khoa học: Amomum repens Sonn.

Tên đồng nghĩa: Sa nhân tím, trúc sa

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Bộ: Gừng (tên khoa học là Zingiberales)

Họ: Gừng (tên khoa học là Zingiberaceae)

Chi: Amomum (tên khoa học là Amomum)

Thuộc: Quí hiếm & đặc hữu

Tình trạng bảo tồn: Rất nguy cấp (CR)

Công dụng: Lỵ, Tiêu hóa, Tiêu chảy, đau bụng

Độ cao: 400m

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây thảo, sống lâu năm, cao 1,5 – 2,5 m hoặc hơn. Cây thảo có thân rễ mang vảy và rễ phụ, tạo ra những thân khí sinh, loại mang lá, loại mang hoa. Lá mọc so le, xếp 2 dãy, có bẹ dài, phiến trải ra, hình giáo dài, có cuống ngắn, thon hẹp hai đầu. Trục cụm hoa mảnh, trải ra trên mặt dất & gốc có vảy và có những lá bắc mọc so le, ở gốc của những lá bắc này là những xim ít hoa. Tràng hoa hình ống, có phiến chia 3 thùy thuôn và tù, màu lục nhạt hay trắng, cánh môi dạng mo, hình thoi, trải ra, màu trắng viền tía, tim tím nhiều hay ít. Quả hình trứng - thuôn, có 3 ô. Hạt nhiều, xếp sít nhau, màu đen, có nội nhũ bột.

Bộ phận dùng: Quả.

Phân bố, sinh thái: Cây của Đông dương và Ấn Độ, mọc hoang ở triền núi, trên núi cấm, huyện Tinh Biên. Cũng được trồng để lấy quả làm thuốc.

Thu hái quả lúc gần chín (mùa hè-thu) bóc vỏ lấy khối hạt màu trắng đem phơi khô.

Tính chất và tác dụng: Trong quả sa nhân có tinh dầu mà thành phần chính có D-campho, D-limonen, Phellandren, anpha-pinen, Paratoxy-etyl-xinamit. Sa nhân có vị cay, mùi thom, tính ấm, có tác dụng ôn trung, hành khí, chỉ thống, khai vị, tiêu thụic, an thai.

Công dụng: Thường dùng tri 1. Tỳ vi khí trệ, ăn khó tiêu ; 2. Đau bụng lạnh đi tả, nôn ọe ; 3. Kiết lỵ thuộc hàn ; 4. Động thai; 5. Suyễn.

Ngày dùng 3-6g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối họp vối các vị thuốc khác.

Chú ý : Người âm hư nội nhiệt không dùng.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Vùng Sa nhân trên các núi của tỉnh đã thu hẹp kích thước quần thể, một số khu vực đã phải nhường chỗ cho vườn cây ăn trái. Diện tích cây Sa Nhân trong thiên nhiên rất hiếm gặp, chỉ còn trong các vườn của hộ gia đình bảo vệ để sử dụng. Chi cục Kiểm lâm đã triển khai gây trồng lại loài này từ năm 2014 để bảo tồn nguồn gen, và đây cũng chính là nguồn lâm sản ngoài gỗ giúp hộ chủ rừng có thêm thu nhập. Do đó,  Khuyến khích gây trồng. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn các tổ Đông Y gây trồng vừa sử dụng vừa để bảo tồn nguồn gen cây thuốc vùng bảy núi.


Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn.

Nguồn: Cây thuốc An Giang của  Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr. 462.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1

Bản đồ vị trí

Bản đồ nhận dạng 1
Vĩ độ: 10.497327
Kinh độ: 104.979333
Bản đồ nhận dạng 2
Vĩ độ: 10.474730
Kinh độ: 104.925270

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
14
Hôm nay:
843
Tuần này:
1897
Tháng này:
14249
Năm 2024:
57845

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17