Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Sả

Tên khoa học: Cymbopogon citratus (DC.) Stapf

Tên đồng nghĩa: Hương mao.

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Bộ: Hòa Thảo (tên khoa học là Poales)

Chi: Cymbopogon Spreng. (tên khoa học là Cymbopogon Spreng.)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Cảm cúm, Hạ sốt, sốt rét

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Sả thường mọc thành bụi dày, có thể cao tới trên 1m. Cây cỏ, sống lâu năm. Thân rễ màu trắng hoặc hơi tím. Lá cây hẹp và dài, có bẹ, mép hơi ráp. Cụm  hoa nhiều bông nhỏ không cuống. Toàn cây có mùi thơm đặc biệt như chanh.

Mùa hoa quả: tháng 3-4.

Phân bố: Là loài liên nhiệt đới mọc hoang và được trồng làm gia vị, thuốc và chiết xuất tinh dầu. Thu hái quanh năm, rửa sạch và phơi trong râm mát cho khô.

Tính chất, tác dung: Trong sả có 1-2% tinh dầu mà thành phần chủ yếu là Xitral (65-85%), geraniol (40%). Tinh dầu có màu vàng nhạt, thơm mùi chanh. Sả có vi cay mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ấm bụng, giúp tiêu hóa, khỏi nôn, thông khí, sát trùng, khử uế, tiêu đờm, trấn kinh, tiêu viêm, giảm đau, trừ phong, thông kinh lạc.

Bộ phận dùng: Cả cây.

Công dụng: Thường được dùng làm thực phẩm, làm thuốc chữa các bệnh thông thường như cảm cúm, sốt, đầy bụng, nôn mửa, trung tiện kém, chàm mặt. Tinh dầu sả còn có tác dụng trừ muỗi, tẩy mùi hôi. Thường dùng chữa 1. Cảm sốt, ho, viêm phổi ; 2. Đau bụng ỉa chảy, dầy hơi trưứng bụng, nôn mửa, dau dạ dày ; 3. Thấp khớp, co cứng ; 4. Kinh nguyệt không đều, phù thũng khi có mang. Ngày dùng 10- 15g hoặc một lượng nhỏ tinh dầu. Củ sả là loại thuốc bổ khí. Tinh dầu sả dùng khử mùi hôi tanh, xua ruồi muỗi.

Đơn thuốc:

- Đau dạ dày : Dùng cây tươi 30-45g đun sôi uống.

- Đòn ngã tồn thương : Dùng 30-45g cây tươi, đun sôi trong mrớc thêm rượu uống.

- Thối miệng, hôi nách : Bột củ sả 10 phần, Phèn phi 1 phần, trộn đều, luyện viên uống,

Tình trạng bảo vệ tại An Giang: Là loài lâm sản ngoài gỗ. Khuyến khích gây trồng. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn các tổ Đông Y gây trồng vừa sử dụng vừa để bảo tồn nguồn gen cây thuốc vùng bảy núi.

 

Thsỹ. Bành Lê Quốc An.

Sưu tầm từ nguồn: Cây thuốc An Giang của  Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr. 462.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
9
Hôm nay:
210
Tuần này:
2403
Tháng này:
14121
Năm 2024:
41026

Tin tức trong tháng:5
Tin tức trong năm 2024:10