Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cát lồi

Tên khoa học: Costus speciosus (Koening) Smith

Tên đồng nghĩa: Đọt đắng, Cát lồi, Sẹ vòng, Tậu chó.

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Bộ: Gừng (tên khoa học là Zingiberales)

Họ: Mía dò (tên khoa học là Costaceae)

Chi: Costus (tên khoa học là Costus)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Đau lưng, đau dây thần kinh

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây thân cỏ, mọc thẳng, có thể cao tới hơn 2m, có khi phân cành. Thân rễ nạc, mọc ngang. Lá mọc so le, có bẹ, lúc non xếp thành hình xoắn ốc, có lông. Cụm  hoa hình bông, mọc ở ngọn thân.

Hoa màu trắng, lá bắc màu đỏ.

Quả nang, chứa nhiều hạt, màu đen.

Phân bố: Cây mọc hoang dưới tán rừng tự nhiên ẩm, thường xanh, ở độ cao trên 200m so với mực nước biển; gặp hầu hết ở các tỉnh có rừng, đặc biệt ở các  tỉnh phía Bắc.

Phân bố, sinh thái: Cây của vùng Ân Độ Mã Lai, mọc hoang dại ở nhiều nơi trong các lùm bụi, trên các gò đất, hố đất ẩm mát. Có thể trồng bằng đoạn thân, mầm của thân, thân rễ và hạt. Thu hái thân rễ vào mùa thu, rửa sạch, tỉa bớt rễ, thái nhò, đồ chín và phơi khô. Cây có tính chịu bóng, thích hợp ở độ tàn che 0,4- 0,6 hoặc cao hơn nên thích hợp với việc gây trồng dưới tán rừng. Có phân bố nhiều dưới tán rừng trồng trên vùng đồi núi tỉnh An Giang.
- Ưa đất giàu mùn, ẩm nhưng không chịu được úng.
- Đẻ nhánh quanh năm bằng các chồi mọc ngang; cây sống lâu năm nhưng bộ phận thân rễ dễ bị thối khi phần thân khí sinh tương ứng tàn lụi.

Bộ phận dùng:  Trong thân rễ có chủ yếu là các hydrat cacbon, các chất anbuminoit. Từ rễ khô dã chiết dược các chất diosgenin, tigogenin và một số saponin khác. Thân rễ cát lồi có thể là một nguồn chiết xuất diosgenin. Thân rễ cát lồi có vị chua, cay, tính mát, hơi độc, ó tác dụng lợi tiểu giải độc, tiêu sưng, hạ nhiệt.

Công dụng:  Thường dùng chữa 1. Viêm thận phù  thũng, xơ gan ; 2. Cổ trướng và viêm nhiễm đường niệu đạo ; 3. Ho gà ; 4. Giảm niệu ; 5. Đái buốt, đái rát; 6. Cảm sốt, môi rộp, khát nước nhiều.

Liều dùng 3-10, có thể đến 8-16g sắc uống, có thể nấu cao uống. Thân rễ tươi có thể luộc ăn được, Cành lá dùng nướng, vắt hay giã lấy nước, chữa đau tai, đau mắt.

Đơn thuốc:

- Viêm phù thũng cấp, dùng 15g Cát lồi đun sôi uống.

- Eczema, mày đay, đun sôi lượng Cát lồi vừa đủ để dùng ngoài.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Khuyến khích gây trồng và bảo vệ. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn các tổ Đông Y gây trồng vừa sử dụng vừa để bảo tồn nguồn gen cây thuốc vùng bảy núi.

Bành Thanh Hùng.

Sưu tầm từ nguồn: Cây thuốc An Giang của  Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr. 89.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2

Bản đồ vị trí

Bản đồ nhận dạng 1
Vĩ độ: 10.466986
Kinh độ: 104.937050
Bản đồ nhận dạng 2
Vĩ độ: 10.495513
Kinh độ: 104.982991

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
14
Hôm nay:
338
Tuần này:
3144
Tháng này:
9752
Năm 2024:
53348

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17