Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: CHÈ DÂY

Tên khoa học: Ampelopsis cantoiensis (Hook. et Arn.) Planch

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Bộ: Nho (tên khoa học là Vitales)

Họ: Nho (tên khoa học là Vitaceae)

Chi: kim giao (tên khoa học là Podocarpus)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Dạ dày

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Dây leo nhờ tua cuốn mọc đối diện với lá, chia 2-3 nhánh. Cành hình trụ mảnh. Lá kép 2-3 lần, mang 7-12 lá chét mỏng, giòn, mép có răng; 4-5 đôi gân bên; lá kèm phần trên.

Hoa tập hợp thành ngù, nụ hoa hình trứng. Quả mọng hình trái xoan, màu đen, chứa 3-4 hạt.

Mùa hoa quả: Hoa tháng 6, quả tháng 10.

Phân bố: Mọc hoang dại dọc theo lùm bụi ở nhiều nơi.

Đặc điểm sinh học: 
- Ưa sáng, thích ẩm, chịu bóng nhẹ.
- Dây leo cuốn. 
- Mọc thành bụi trườn xen lẫn với nhiều cây bụi khác ở ven rừng, đồi núi.

Bộ phận dùng: Dây lá.

Công dụng: Nấu nước uống thay chè. Bào chế thành dạng cao khô để trị loét dạ dày, hành tá tràng.

Cách trồng và chăm sóc:

* Cách trồng:
- Chọn và làm đất:
 + Chọn những nơi thoáng đãng, đất tương đối tốt, đất thịt xốp, thấm nước nhanh, thường ven rừng, ven đồi hoặc ven đường đi, chỗ trống trong rừng.
 + Làm đất theo hố, kích thước 30x30x30cm. 
- Giống: Cắt hom bánh tẻ có đường kính từ 0,6-0,8cm, chiều dài hom từ 20-25cm, giâm trong cát đợi khoảng 15-20 ngày hom ra rễ, bứng ra giâm vào bầu có thành phần 1/2 đất cát pha lẫn 1/2 đất thịt. Cây con được khoảng 3 tháng khi chồi mới nảy có chiều dài khoảng 2-5cm có thể đem trồng. 
- Trồng:
 + Thời vụ: mùa xuân hoặc thu.
 + Đào đất từ hố đã đào sẵn, đặt cây ngay ngắn, lấp đất đầy hố, nén chặt.
+ Tủ cỏ, lá khô xung quanh gốc.  
* Chăm sóc:
- Phát dọn cây cỏ xâm lấn và vun xới quanh gốc.
- Làm cọc cho dây leo.

Kỹ thuật thu hoạch và sơ chế:
- Thu hoạch quanh năm.
- Có thể dùng tươi hay phơi khô.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang.

Có trồng phân tán trong dân.

Bành Thanh Hùng, sưu tầm của nhiều tác giả: Lê Thị Diên, Đỗ Xuân Cẩm . . . Trường Đại học Nông Lâm Huế.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
35
Hôm nay:
756
Tuần này:
4678
Tháng này:
11286
Năm 2024:
54882

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17