Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: BỒ CÔNG ANH

Tên khoa học: Lactuca indica L

Tên đồng nghĩa: Mũi mác, Diếp dại, Rau bao.

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Bộ: Asterales (tên khoa học là Asterales)

Chi: Taraxacum G. H. Weber ex Wigg. (tên khoa học là Taraxacum G. H. Weber ex Wigg.)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Ít nguy cấp (LG)

Phân hệ: Phụ thuộc bảo tồn (cd)

Công dụng: Dạ dày

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả : Bồ công anh là loại cầy thảo sống 1-2 năm, cao 0,30-1m hay hơn. Thân mọc thẳng dứng, ít cành nhánh, có nhựa mủ màu trắng hay vàng nhạt. Lá mọc so le, hình mũi mác, xẻ thùy hẹp và sâu, các lá ở phía ngọn ít xẻ hon. Cụm hoa hình ngù to, gồm nhiều hoa hình dầu cao 5-6mm, có 8-10 hoa hình lưỡi màu vàng. Quả bế màu den cao 4mm, có 2 cánh; lông mào màu trắng.

Mùa hoa: Ra hoa kết quả tháng 6-8. Hoa nhỏ màu vàng, hình đầu. Quả bế, có túm lông.

Phân bố, sinh thái : cây mọc hoang ở khắp nơi, trên các bãi trống và ruộng bỏ hoang,... Cây của vùng Ân Độ-Mã Lai, mọc hoang ở nhiều nơi, thường gặp trên những bãi trống, ruộng hoang. Cũng thường được trồng. Trồng bằng hạt lên trên đất ẩm, mát, xốp, nhiều phù sa. Có thể thu hoạch lá và phần cây trên mặt đất quanh năm. Dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Bộ phận dùng : Toàn cây, trừ rễ.

Công dụng : Chưa thấy có tài liệu phân tích về thành phần hóa học và giới thiệu hoạt chất. Ở một số loài khác cùng chi (Lactuca virosa, Lactuca sativa - Rau diếp ta, Xà lách) thấy có lactuxerin và 3 chất đắng là axit lacturic lac- tucopicrin và lactuxin. Các loài Lactuca không có độc, có tắc dụng gây ngủ nhẹ.

Bồ công anh cố vi ngọt hơi đắng, tfnh hàn, có tác dụng giải dộc, tiêu viêm, thanh nhiệt, tán kết.

Thường dùng trị tỳ vị có hỏa uất, sưng vú, tràng nhạc, mụn nhọt, áp xe, bắp chuối, tắc tia sữa.

Cách dùng : Ngày dùng 20-30g lá tưoi (hoặc 5-10g lá khô) sắc nước uống. Thường phối hợp vói các vị thuốc khác như Kim ngân hoa, Sài đất, Ké đầu ngựa, mỗi vị đều 20g. Lá có thể dùng tươi giã nát vắt lắy nước uống, bã dắp vào chỗ đau trị ung nhọt mối khỏi nhóm, thì có thề làm tiêu tan di. Nếu tràng nhạc hay ung nhọt đã vỡ mủ, khi dùng nên thận trọng. Lá cũng có thể ăn sống hay nấu chín ăn, có tính bổ sức, tiêu thực và tiêu độc.

Tình trạng bảo vệ: Bồ Công Anh có mọc hoang dã trên các núi trong tỉnh An Giang, nhưng nhiều nhất là núi Cấm, núi Dài và Côtô. Nhưng ngày nay cũng khó tìm, kích thước quần thể thu hẹp. Nguyên nhân là do khai thác quá mức. Do đó, cần tăng cường công tác tuần tra, các hoạt động tuyên truyền, qui định thời gian khai thác trong năm và tổ chức gây trồng nhằm bảo vệ để bảo tồn nguồn gen thực vật vùng bảy núi.

Bành Thanh Hùng.

Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của  Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr. 57 .

 

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2
Ảnh nhận dạng 3

Bản đồ vị trí

Bản đồ nhận dạng 1
Vĩ độ: 10.614845
Kinh độ: 104.978549

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
24
Hôm nay:
1406
Tuần này:
3646
Tháng này:
15998
Năm 2024:
59594

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17