Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cây Sộp

Tên khoa học: Ficus pisocarpa Blume

Tên đồng nghĩa: Cây Sộp sẻ, Cây đọt sộp.

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Bộ: Gai (tên khoa học là Urticales)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả

Cây Sộp (Ficus pisocarpa) là cây gổ nhiệt đới sống đa niên, thay lá vào đầu mùa mưa

-Thân: Cây thân gỗ cao 5-6 m, có khi đến 10-15m, thân có da sù sì, nhiều cành, trên thân và cành thường môc nhiều rể thứ sinh. Gỗ màu nâu đỏ, bở, chỉ dùng làm củi đun.

-Lá: Lá đơn mọc so le, hình trái xoan, kéo dài ở đỉnh, gốc lá gần tròn, màu xanh lục đậm ở lá già, lá non có màu đỏ tím sau đó chuyển thành hồng nhạt, dài 5-10 cm, rộng 3-5 cm.

Lá có búp bao chồi màu hồng rụng sớm.

-Hoa: Cụm hoa dạng sung trên thân, dạng nón ngược, gần như không cuống.

-Quả: Giống quả sung, nhỏ, có vị chát, ăn được.

Cây Sộp ưa sáng hoặc chịu bóng râm bán phần. Thích hợp đất giàu mùn, giàu dinh dưỡng, ẩm và thoát nước tốt. Nhân giống dễ dàng từ hạt và giâm cành, dễ uốn tỉa.

Phân bố

Chi Vả có nguồn gốc vùng nhiệt đới Châu Á. Đa số sống ở vùng nhiệt đới, có vài loài sống được ở vùng ôn đới Châu Âu.

Trong Chi Vả có Loài Cây Sộp (Ficus pisocarpa) là loài cây phổ biến khắp Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Úc.

Ở Việt Nam Cây Sộp mọc hoang hoặc được trồng phân bố khắp cả nước và phổ biến nhiều nhất ở Nam Bộ.

Cây sộp cũng có rất nhiều loài như cây sộp lá lớn (Sộp trâu), sộp lá nhỏ (Sộp sẻ), sộp lá đỏ…

Giá trị

a-Lá và đọt non cây sộp dùng làm rau

Lá Sộp non có vị chát và hơi chua được dùng làm rau ăn sống, thường ăn với bánh xèo, các món kho. Thuộc diện rao sạch. Ngày nay, lên núi Cấm ăn bánh xèo thì luôn kèm theo những lá cây rừng non, rất bắt mắt.

b- Cây Sộp dùng làm cây cảnh cổ thụ

Hiện nay, cây Sộp được trồng làm cây cảnh trong nhà, trong các cơ quan. Vì có dáng đẹp, sống lâu và có trái thu hút lũ chim về rúi rít trong sân ăn trái chín.

Tình trạng Bảo tồn ở An Giang

Hiện nay đang có phong trào chơi cây cảnh ngày càng phát triển và cây sộp rừng cổ thụ là một trong những loài được chú ý, bị săn lùng để bứng trồng làm cây cảnh với giá bán rất cao.

Những cây cổ thụ trong tỉnh đã được đưa vào danh mục bảo tồn, được quản lý và theo dõi từ năm 2011 đến nay.

Bành Thanh Hùng

 

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
19
Hôm nay:
977
Tuần này:
4899
Tháng này:
11507
Năm 2024:
55103

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17