Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết bảo tồn thiên nhiên

Tên việt nam: Dầu

Tên khoa học: Dipterocarpus alatus Roxb.

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Bộ: Chè (tên khoa hoc là Theales)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Thông tin cơ bản cây:

Địa chỉ: Thành phố Long Xuyên, An Giang, Việt Nam

Năm trồng: 1311

Tọa độ GPS: 10.354655,105.000852

Ngày công nhận: 01/01/1970

Thông tin chi tiết của cây:

Ngày ghi nhận: 01/04/2014
Chiều cao vút ngọn (m): 30
Chiều cao phân cành (m): 20
Chu vi (m): 7.28
Sắc mộc: Gỗ nhóm V
Tình trạng: Phát triển tốt
Loại đe dọa: Không đe dọa
Ngày ghi nhận: 24/10/2013
Chiều cao vút ngọn (m):
Chiều cao phân cành (m):
Chu vi (m):
Sắc mộc:
Tình trạng: Thông báo về cây di sản
Loại đe dọa: Không đe dọa
Ngày ghi nhận: 27/09/2013
Chiều cao vút ngọn (m):
Chiều cao phân cành (m):
Chu vi (m):
Sắc mộc:
Tình trạng: BB vệ sinh cây dầu
Loại đe dọa: Không đe dọa
Ngày ghi nhận: 26/09/2013
Chiều cao vút ngọn (m):
Chiều cao phân cành (m):
Chu vi (m):
Sắc mộc:
Tình trạng: BB vệ sinh cây dầu
Loại đe dọa: Không đe dọa
Ngày ghi nhận: 29/08/2013
Chiều cao vút ngọn (m):
Chiều cao phân cành (m):
Chu vi (m):
Sắc mộc:
Tình trạng: Công văn dọn vệ sinh cây dầu
Loại đe dọa: Không đe dọa
Ngày ghi nhận: 18/07/2013
Chiều cao vút ngọn (m):
Chiều cao phân cành (m): 20
Chu vi (m): 7.28
Sắc mộc: gỗ nhóm V
Tình trạng: Phát triển tốt
Loại đe dọa: Không đe dọa
Ngày ghi nhận: 10/06/2013
Chiều cao vút ngọn (m):
Chiều cao phân cành (m):
Chu vi (m):
Sắc mộc:
Tình trạng: CV gửi huyện về cây di sản
Loại đe dọa: Không đe dọa
Ngày ghi nhận: 30/10/2012
Chiều cao vút ngọn (m):
Chiều cao phân cành (m):
Chu vi (m):
Sắc mộc:
Tình trạng: UBND huyên trả lời về cây di sản
Loại đe dọa: Không đe dọa
Ngày ghi nhận: 19/04/2012
Chiều cao vút ngọn (m): 30
Chiều cao phân cành (m): 20
Chu vi (m): 7.28
Sắc mộc: Gỗ nhóm V
Tình trạng: Tốt
Loại đe dọa: Không đe dọa

Danh sách chủ đã sở hữu cây cổ thụ này:

1. Chau Pone - Ngày tiếp nhận: 19/04/2012

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả.
 
Cây gỗ lớn, thân trụ thẳng, phân cành muộn, cao 40-45m, đường kinh đạt tới 2m hay hơn. Vỏ lúc non dày, màu xám trắng; khi già mỏng, màu xám nâu, nứt dọc nhẹ. Cành màu nâu đỏ, có vết vòng lá kèm và có lông màu xám hay hung đỏ.
 
Lá đơn mọc cách, mặt trên màu xanh thẫm, nhẵn bóng, mặt dưới xanh nhạt có lông mịn, phiến  lá  hình  bầu  dục  thuôn, kích thước 16-25x5-15cm, đầu nhọn,  gốc  tù  hay  hình  tim.  Ở cây non lá có lông, sau nhẵn; gân bên 18-31 đôi, nổi rõ ở mặt dưới;  cuống  lá  dài  4-8cm, mảnh; lá kèm bao chồi búp màu đỏ, dài 15-20cm, rộng 2-4cm, phía ngoài có lông.
 
Đặc điểm sinh học
 
Dầu rái ưa khí hậu nhiệt đới điển hình, với các điều kiện: Nhiệt độ  bình quân 25-270C, tổng lượng mưa bình quân hàng năm 1.500-2.200mm; ẩm độ trung bình năm: 75-85% và hàng năm có mùa khô kéo dài 4- 6 tháng. 
Cụm hoa mọc ở nách lá, dạng chùm đơn, có lông, dài 10-18cm, mang 6-8 hoa không cuống. Lá  đài có ống dài 17mm, phía ngoài có 5 gờ dọc, cánh hoa màu hồng, nhẵn, dài 5cm, nhị nhiều (khoảng 30).Hoa nở tháng 11-12, quả chín vào tháng 4-5.
 
Quả có ống đài bao bọc toàn phần, dài 3-4cm, rộng 2,5-2,8cm, có 5 gờ lớn chạy dọc, khi non màu xanh; trên đầu mang các cánh do lá đài phát triển, với 2 cánh lớn dài 20- 23cm, rộng 3-4cm, có 3 gân gốc màu đỏ, khi già quà và cánh chuyển sang màu cánh dán.
 
Dầu rái trưởng thành ưa sáng mạnh, nhưng ở giai đoạn dưới 1 năm tuổi cây lại cần che bóng khoảng 50%. Mùa quả cây cho nhiều hạt, Hạt rụng xuống gặp đất ẩm là nảy mầm ngay. Nhưng hạt sẽ nhanh chóng mất khả năng nảy mầm, vì có lượng dầu cao. Tái sinh mạnh ở độ tàn che 0,5-0,6 và giảm dần ở độ tàn che 0,7-0,8. Tái sinh chồi kém so với nhiều loài khác trong cùng chi Dầu (Dipterocarpus) khác.
 
 
Phân bố
 
Việt Nam:
 
Cây phân bố rộng ở các tỉnh  từ Thừa Thiên - Huế trở vào Nam; trên các đảo Phú Quốc (Kiên Giang) và Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng có dầu rái mọc. Tập trung nhất ở các tỉnh Đông Nam Bộ: Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh.
 
Hiện nay được trồng ở nhiều tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa…
 
Thế giới:
 
Dầu rái phân bố ở các nước Nam và Đông Nam Á. Các nước có dầu rái phân bố nhiều là: Lào, Thái Lan, Philippine, Malaysia, Indonesia.…
 
Giá trị
 
Dầu nhựa được khai thác để dùng trong kỹ nhệ hóa mỹ phẩm, làm sơn, dầu bóng, vec ni, công nghệ in, xảm thuyền và làm đuốc thắp sáng. Gỗ màu nâu hồng, có tỷ trọng 0,62-0,90, dùng đóng đồ và trong xây dựng nhà cửa.
 
Dầu rái là một cây trồng làm bóng mát rất quan trọng của các tỉnh phía Nam. Nhiều thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Thủ Dầu Một, Buôn Ma Thuật... có những đường phố với 2 hàng cây dầu rái rất đẹp. Từ đầu thế kỷ XX, dầu rái đã được người Pháp mang ra trồng ở Hà Nội (trong vườn Bách Thảo). Sau này những cây dầu rái trồng ở Miền Bắc, chủ yếu cũng lấy giống từ các cây đó.
 
Bành Thanh Hùng, sưu tầm và biên soạn.

Bản đồ vị trí

Bản đồ vi trí
Vĩ độ: 10.354655
Kinh độ: 105.000852

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
8
Hôm nay:
150
Tuần này:
640
Tháng này:
8911
Năm 2024:
35815

Tin tức trong tháng:3
Tin tức trong năm 2024:8