Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết bảo tồn thiên nhiên

Tên việt nam: Phi lao

Tên khoa học: Casullina equisetifolia

Tên đồng nghĩa: cây dương, cây dương liễu

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Họ: Phi lao (tên khoa hoc là Casullina equisetifolia)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Thông tin cơ bản cây:

Địa chỉ: Thành phố Long Xuyên, An Giang, Việt Nam

Năm trồng: 1811

Tọa độ GPS: 10.602540,105.012740

Ngày công nhận: Chưa được công nhận là cây di sản.

Thông tin chi tiết của cây:

Ngày ghi nhận: 18/04/2011
Chiều cao vút ngọn (m): 27
Chiều cao phân cành (m): 7
Chu vi (m): 3.18
Sắc mộc:
Tình trạng: Tốt
Loại đe dọa: Không đe dọa

Danh sách chủ đã sở hữu cây cổ thụ này:

1. Chùa Thới Sơn - Ngày tiếp nhận: 18/04/2011

Đặc điểm nhận dạng:

Đặc điểm hình thái:
 
Cây gỗ thường xanh, trung bình hay lớn, cao  15-25cm,  đường  kính  20-40cm hay hơn. Vỏ nâu nhạt, bong thành mảng, thịt nâu hồng. Cành nhỏ, có đốt, màu xanh lá cây và làm nhiệm vụ quang hợp thay cho lá. Lá tiêu giảm thành vảy nhỏ, bao quanh các đốt của cành, dài 1-2mm.
 
Đặc điểm sinh thái:
 
Hoa đơn tính, cùng gốc. Cụm hoa đực hình đuôi sóc, gồm rất nhiều hoa đực mọc vòng, không có bao hoa; chỉ gồm 1 nhị, lúc đầu có chỉ ngắn, sau kéo dài; bao phấn 2 ô. Cụm hoa cái đơn độc, mọc ở ngọn các cành bên; hoa cái cũng không bao hoa, đính vào nách của 1 lá bắc. Bầu 1 ô, 2 noãn, nhưng chỉ một noãn phát triển. Quả tập  hợp  trong  một  cụm  quả  (quả  phức) hình bầu dục, hoá gỗ với các lá bắc tồn tại. Hạt 1, không có nội nhũ.
 
Phi lao có phạm vi thích ứng về mặt khí hậu tương đối rộng, từ khu vực xích đạo mưa nhiều, lượng mưa trung bình năm trên 2.000mm và không có mùa khô, đến khu vực khí hậu gió mùa có lượng mưa thấp 700-800mm và mùa khô kéo dài 6-7 tháng. Nhưng ở các khu vực này, phi lao thường sống trên các bãi cát ven biển. Thích hợp các loại đất cát pha nhẹ, tốt, sâu, ẩm, thoát nước, độ pH 6,5-7,0.
 
Cây sinh trưởng nhanh, cành lá xum xuê, hệ rễ phát triển, rễ cọc ăn sâu đến 2m, rễ ngang lan rộng và có vi khuẩn cố định đạm Frankia; có thể chịu được gió bão cấp 10, chịu được cát vùi lấp, trốc rễ. Thân cây chịu được cát va đập, nếu cây bị cát vùi lấp, nó có thể ra lớp rễ phụ mới ở ngang mặt đất vì vậy ở Việt Nam, tới nay phi lao vẫn là cây gỗ số một được trồng trên vùng cát cố định và cát bay ven biển. Sau khi trồng 1 năm, cây có thể đạt chiều cao 2-3m, đường kính 3cm; cây 4 tuổi cao 11-12m, đường kính 12-15cm; cây 10 tuổi cao 18-20m, đường kính trên 20cm. Thông thường trên 25 tuổi, cây ngừng sinh trưởng chiều cao, đến 30-50 tuổi cây trở nên già cỗi.
 
Phi lao sinh trưởng quanh năm, nhưng vào mùa mưa, cây sinh trưởng nhanh hơn. Ở giaiđoạn tuổi nhỏ cây chịu khô, chịu rét kém; vượt qua giai đoạn này cây sinh trưởng tốt hơn.
 
Cây tái sinh chồi rất tốt. Trên thân cây có nhiều rễ bất định, do đó thân cây bị vùi lấp tới  đâu, cây vẫn ra rễ được ở nơi đó và sinh trưởng bình thường. Cây sinh trưởng tốt nhất trên đất cát mới bồi tụ ven biển và đồng bằng; cũng có thể sống được trên đất cát nghèo, đất dốc tụ có tầng dày, thành phần cơ giới nhẹ, độ pH 5,5. Nhưng trên đất quá khô xấu, đất đồi tầng mỏng, lẫn nhiều đá, đất có thành phần cơ giới nặng, bí chặt, độ pH 4-4,5, cây sinh trưởng rất kém; lá vàng đỏ, thường biến dạng thành cây bụi, thấp, thân nhỏ, cành loà xoà trên mặt đất hoặc bị chết dần.
 
Hiện nay ở Việt Nam có 4 loài thuộc chi  Phi  lao  (Casuarina  Adans)  đã  được nhập nội từ châu Úc, đó là: Phi lao (Casuarina equisetifolia Forst) cây  gỗ  lớn,  là  một  trong  những  cây  gỗ trồng rừng và trồng làm cây bóng mát quan trọng của Việt Nam; Phi lao cunningham (C. cunninghamiana Miq.) cây gỗ nhỏ trồng làm cảnh; Phi lao junghun (C. junghunian Miq.) cây gỗ nhỏ, trồng làm cảnh; Phi lao hoa trần (C. nudiflora Forst.) cây gỗ nhỏ, trồng làm cảnh.
 
Trong 4 loài trên chỉ có loài phi lao là cây gỗ lớn, được nhập vào Việt Nam từ rất lâu đời để trồng trên các bãi cát ven biển, còn 3 loài phi kia là cây gỗ nhỏ, mới được nhập nội, để trồng trong làm cảnh các thành phố lớn, thời gian gần đây. Theo Giáo sư Lâm Công Định, ở Việt Nam. phi lao có 2 chủng: Phi lao trắng và phi lao tía. Phi lao trắng có tỉ lệ quả/hạt là 1/35. Gỗ màu trắng, dác lõi phân biệt rõ, thớ thẳng, gỗ mềm nhẹ, không bền. Phi lao tía có tỉ lệ quả hạt 1/16, gỗ màu hồng, dác lõi phân biệt, gỗ nặng và bền hơn phi lao trắng. Gần đây, trong quá trình chọn giống ở loài phi lao; nhiều giống phi lao trồng có năng suất cao, chống sâu bệnh tốt đã đã được chọn lọc để trồng làm rừng nguyên liệu cho các nhà máy gỗ dăm. Ven biển Thanh Hoá và Hà Tĩnh đã bắt đầu trồng các giống phi lao cao sản này.
 
Phân bố:
 
Cây có nguồn gốc châu Úc, hiện nay đã được trồng ở hầu hết các nước Đông Nam Á, các nước châu Á và châu Phi nhiệt đới. Người Pháp đã đem cây Phi lao vào trồng ở Việt Nam từ năm 1896. Hiện nay phi lao đã trở thành một trong những loài cây gỗ quen thuộc của Việt Nam. Hầu hết các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang đều trồng phi lao trên các bãi cát ven biển. Nhiều tỉnh miền Bắc Việt Nam trồng phi lao làm cây chắn gió, cây ven đường lấy bóng mát, hay trong công viên làm cây cảnh.
 
Giá trị:
 
Phi lao là một loài cây đa tác dụng. Ngoài khả năng cung cấp gỗ, củi, tanin, thuốc chữa bệnh, nguyên liệu cho công nghiệp giấy, phi lao còn là một cây bảo vệ và cải tạo môi trường, đặc biệt là vai trò chắn gió và chống cát bay. Ở Trung Quốc người đã trồng dải phi lao dài 3.000km dọc theo bờ biển. Ta nên tăng cường trồng loài cây nàyVỏ phi lao chứa tanin, thường đạt khoảng 11-18% trọng lượng vỏ. Tanin thường được dùng để thuộc da, nhuộm lưới đánh cá. Trong 100g cành phi lao ở Puerto Rico chứa: 1,56g N,0,16g P, 0,48g K,1,23g Ca,0,23g Mg và 3,28g Na.
 
Gỗ cứng, nặng, màu nâu nhạt và mềm với các vòng năm rõ. Tỉ trọng 0,978. Dễ bị mối mọt. Thường dùng trong xây dựng, trụ mỏ, đóng đồ gỗ, làm cột điện, và làm củi. Đây là loại củi tốt nhất trong các loài cây, ngay cả khi tươi củi cũng cháy tốt. Nhiệt lượng của gỗ là 24.000kJ/kg và nhiệt lượng của than từ gỗ phi lao là trên 33.500kJ/kg. Cành, lá phi lao rụng dưới rừng là nguồn củi đun chủ yếu cho nhân dân ở nhiều vùng ven biển. Nhược điểm của gỗ phi lao là có nhiều mắt, sức chịu uốn kém (dòn), dễ bị mối mọt, mục nát.
 
Lá cây nhiều cellulose nên dùng làm bột giấy thô và là nguồn thức ăn tốt cho trâu bò.
 
Đây cũng là loại cây trồng chắn gió cho đồng ruộng rất phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và duyên hải miền Trung. Gần đây một số dự án trồng phi lao ven biển để làm nguyên liệu giấy và ván dăm đã được tiến hành thử nghiệm ở một số tỉnh vùng Bắc Trung Bộ.
 
Phi lao cũng được dùng làm thuốc. Rễ cây dùng làm thuốc chữa ỉa chảy và lị. Do các cành và thân phi lao chịu cắt uốn nên còn dùng làm cây cảnh, cây bómg mát và cây bon sai.
 
Kỹ thuật tạo giống và trồng.
 
Tạogiống:
Thu hạt từ cây 10 tuổi trở lên (chu kỳ sai quả của phi lao là 2 năm). Quả chín vào tháng 9-
10 khi vỏ quả chuyển từ xanh sang vàng nhạt, một số mắt quả mở ra để tung hạt ra ngoài. Mang quả về vun thành đống, ủ 2-3 ngày cho quả chín đều; mỗi ngày đảo một lần. Khi quả chín đều, phơi 3-5 nắng nhẹ để hạt tách ra. Hong khô hạt 2-3 ngày nơi râm mát. Khi khô đưa vào
bảo quản. Thường 30-35kg quả được 1kg hạt. Có khoảng 650.000-700.000hạt/1kg. Tỷ lệ nảy mầm đạt 35-50%. Nếu được giữ ở nhiệt độ ổn định 5-100C, hạt có thể duy trì khả năng nảy mầm đến 1-2 năm.
 
Trước khi gieo cần ngâm hạt trong nước ấm (450C) và để nguội dần, sau 10-12 giờ vớt ra cho vào túi vải ủ trong bao tải. Mỗi ngày rửa lại trong nước ấm (30-400C) 1 lần. Khi hạt nứt nanh đem gieo vào khay cát. Sau 8-10 ngày, khi cây mầm cao 2-3cm, nhổ cấy vào bầu. Bầu có kích thước 7-12cm, thành phần ruột bầu 80% đất mặt vườn trộn 20% phân chuồng hoai. Những nơi gần rừng phi lao, hỗn hợp ruột bầu có thể chế biến từ lớp đất mặt của rừng + 1%
supe lân. Thời vụ gieo tháng 2-3 và tháng 9-10. Thời gian nuôi cấy trong vườn ươm 4-6 tháng.
 
Khi ươm ở trong vườn phải tưới đều, trong 3 tháng đầu ngày tưới 1 lần, lượng tưới 4-5 lít/m2. Cây phát triển yếu, lá vàng phải dùng đạm và lân để bón bổ sung. Cây trong vườn ươm cần được che bóng. Độ tàn che thích hợp là 25% ánh sáng tự nhiên. Tiêu chuẩn cây con xuất vườn: Cây mạnh khoẻ không sâu bệnh. Chiều cao tối thiểu 40-50cm, đường kính cổ rễ 4-7mm.
 
Ở Nam Trung Quốc, phi lao thường nhân giống bằng cành. Chọn các cành nhỏ, dài 5cm, đường kính 1-2mm, ngâm trong dung dịch naphthalene-1-acetic acid (NAA) trước khi cấy vào túi bầu.
 
Trồng và chăm sóc:
Vùng trồng phi lao có lượng mưa từ 1.500-2.500mm/năm; nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất 150C, tháng nóng nhất 26-290C. Cây thích hợp nhất với đất cát ven biển.
 
Thời vụ trồng: Ở vùng đồng bằng có thể trồng vào các vụ xuân, thu. Vùng cát chịu ảnh hưởng gió lào trồng vào vụ thu (tháng 9). Chú ý chọn ngày thời tiết tốt (có mưa, không có gió mạnh và nắng hanh).
 
Có thể trồng rễ trần hoặc bầu đất, tuỳ vùng, tuỳ thời tiết khi trồng. Riêng vùng cát di động và bán di động bắt buộc phải trồng bằng bầu.
 
Kích thước hố trồng 30x30x30cm hoặc 40x40x40cm. Mật độ trồng ở vùng đồng bằng
3.300cây/ha, ở vùng cát di động 5.000cây/ha. Khi trồng phải chú ý chôn sâu, nện chặt, có thể sâu 1/3 thân cây và nên bón lót bằng phân chuồng hoai hoặc rong biển (theo kinh nghiệm lâm trường Nam Quảng Bình, bón 0,5kg phân rong biển + 50g phân lân vi sinh cho 1 gốc).
 
Chăm sóc: Vùng đồng bằng phải chăm sóc trong 2 năm đầu, mỗi năm 2-3 lần làm cỏ xới
đất, vun gốc. Ở vùng cát phải chăm sóc 3 năm đầu; chú ý bắt sâu đục thân và bón thúc 1 năm
1 lần với liều lượng 0,5kg phân rong biển + 50g phân lân vi sinh cho 1 gốc.
 
Khai thác, chế biến và bảo quản
 
Phi lao chủ yếu trồng để tạo rừng phòng hộ nên trong quá trình trồng chỉ chặt vệ sinh. Sau
40-50 năm khi cây già cỗi, hết tác dụng phòng hộ sẽ chặt trắng, trồng lại toàn bộ dải rừng. Nếu dùng làm củi thì chặt theo chu kỳ 6-15 năm. Thường việc thu vỏ được kết hợp với việc chặt lấy gỗ. Vỏ được bóc ngay sau khi cây bị chặt xuống.
 
Năng suất. Trong điều kiện lập địa tốt, thì lượng tăng trưởng của phi lao là 10m3/năm trong vòng 10 năm. Ở Ấn Độ, rừng phi lao làm củi trồng cự li 1-2x1-2m với chu kỳ 6-15 năm cho năng suất 50-200 tấn gỗ/ha. Trọng lượng khô của thân và cành trên một cây phi lao 3 tuổi, biến động từ 15-25kg.Trong 1ha rừng phi lao có thể thu được 4 tấn/ha để làm củi.
 
Tình trạng bảo tồn tại An Giang:
 
Tại An Giang được trồng ở các Đình, chùa và đã được Chi cục Kiểm lâm thống kê đưa vào danh sách bảo tồn cây cổ thụ để chăm sóc, bảo vệ.
 
Bành Thanh Hùng, sưu tầm, Biên soạn từ nguồn. Công ty giống và phục vụ trồng rừng (1995). Cây phi lao. Sổ tay kỹ thuật hạt giống và gieo ươm một số loài cây rừng: 132-136. Nxb Nông nghiệp - Hà nội; 2. Ngô Quang Đê (chủ biên) (1997). Phi lao. Trồng rừng, giáo trình Đại học Lâm Nghiệp: 176-179. Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội.

Bản đồ vị trí

Bản đồ vi trí
Vĩ độ: 10.602540
Kinh độ: 105.012740

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
9
Hôm nay:
257
Tuần này:
747
Tháng này:
9018
Năm 2024:
35922

Tin tức trong tháng:3
Tin tức trong năm 2024:8