Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết bảo tồn thiên nhiên

Tên việt nam: Gõ mật

Tên khoa học: Sindora cochinchinensis Baill.

Tên đồng nghĩa: Sindora siamensis Teysm ex Miq

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Họ: Vang (tên khoa hoc là Caesalpinioideae)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Thông tin cơ bản cây:

Địa chỉ: Thành phố Long Xuyên, An Giang, Việt Nam

Năm trồng: 1811

Tọa độ GPS: 10.602370,105.013270

Ngày công nhận: Chưa được công nhận là cây di sản.

Thông tin chi tiết của cây:

Ngày ghi nhận: 25/04/2014
Chiều cao vút ngọn (m):
Chiều cao phân cành (m):
Chu vi (m):
Sắc mộc:
Tình trạng:
Loại đe dọa: Không đe dọa
Ngày ghi nhận: 18/04/2011
Chiều cao vút ngọn (m): 25
Chiều cao phân cành (m): 7
Chu vi (m): 3.57
Sắc mộc:
Tình trạng: Tốt
Loại đe dọa: Không đe dọa

Danh sách chủ đã sở hữu cây cổ thụ này:

1. Chùa Thới Sơn - Ngày tiếp nhận: 18/04/2011

Đặc điểm nhận dạng:

Đặc điểm hình thái:
 
Cây gỗ lớn, thường xanh, thân cột cao 30 – 35m, chiều cao dưới cành 15 – 20m, đường kính 0,8 – 1m. Tán xoà hình ô, cành lá rườm rà. Vỏ ngoài màu nâu sẫm có điểm đốm xám, đốm đen, nứt ngang và dọc, sau bong thành mảnh. 
 
Lá kép lông chim chẵn từ 6 – 8 lá, có dạng hình trái xoan hoặc bầu dục. 
 
Đặc điểm sinh thái:
 
Hoa to, màu đỏ nhạt. Quả gần tròn, có mũi nhọn,  dẹt, có gai thẳng. Quả chỉ có 01 hạt. Hoa nở khoảng tháng 1 đến tháng 3, chín vào khoảng tháng 4 đến tháng 8.
 
Phân bổ: 
 
Là loài cây ưa sáng, thuộc loài cây dễ tính, mọc được những nơi đất nghèo dinh dưỡng, đất đá không ngập nước. Cây sinh trưởng thuộc loại trung bình.
 
Mọc nhiều ở các tỉnh Gia Lai. KonTum, Đắc Lắc, Sông Bé, Tây Ninh, Đồng Nai. Riểng ở vùng núi của tỉnh An Giang, mọc tập trung nhiều nhất ở núi Nam Qui, xã Châu Lăng huyện Tri Tôn.
 
Giá trị:
 
Là loại gỗ được xếp vào nhóm I. Gỗ màu hồng có vân nâu, chónh thẫm lại. Giác màu nhạt hơn, vòng năm khó nhận ra trên mặt cắt. Gỗ rất cứng, nặng, ròn, nhưng rất bền, kể cả khi để ở ngoài trời nắng hay ẩm, không bị mối mọt. Gỗ mịn, dễ cưa, dễ chế biến, sử dụng lâu thì lên nước bóng rất đẹp. Gỗ được ưa chuộng trong xây dựng nhà cửa, đóng đồ mộc dân dụng, làm đồ trạm trổ. Gổ mau khô, không co. Tỷ trọng từ 0,9 – 1,1.
 
Tình trạng bảo tồn tại An Giang:
 
Bị khai thác kiệt. Cấp CR. Hiện nay, trong tự nhiên cây gõ mật có đường kính lớn không có, chủ yếu là những cây tái sinh sau nương rẫy, mọc tập trung nhiều nhất ở núi Nam Qui. Cần phổ biến rộng trong cộng đồng dân cư về hình ảnh, công dụng của loài cây gỗ qúi hiếm nầy để cùng tham gia bảo vệ, giữ gìn nguồn gen qúi hiến cho thế hệ nai sau.
 
Kiểm lâm địa bàn và chính quyền địa phương xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn cần xử lý nghiêm tình trạng lên rừng chặt cây làm củi, tiến tới chấm dứt hẳn tện nạn nầy, để bảo vệ nguồn gen qúi hiếm đang tái sinh và phát triển mạnh trên núi Nam Qui.
 
Bành Lê Quốc An, Biên soạn từ nguồn: * Cây gỗ rừng Việt Nam, Viện điều tra quy hoạch rừng, nhà xuất bản Nông nghiệp 1981, tr 76; Cây gỗ trong kinh doanh, Hội khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp, TP. Hồ Chí Minh, nhà xuất bản Nông    nghiệp-1990, tr 9.

Bản đồ vị trí

Bản đồ vi trí
Vĩ độ: 10.602370
Kinh độ: 105.013270

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
9
Hôm nay:
512
Tuần này:
1042
Tháng này:
7650
Năm 2024:
51246

Tin tức trong tháng:6
Tin tức trong năm 2024:16