Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết bảo tồn thiên nhiên

Tên việt nam: Bồ đề

Tên khoa học: Ficus religiosa

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Bộ: Hoa hồng (tên khoa hoc là Rosales)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Thông tin cơ bản cây:

Địa chỉ: Thành phố Long Xuyên, An Giang, Việt Nam

Năm trồng: 1901

Tọa độ GPS: 10.428300,105.546670

Ngày công nhận: Chưa được công nhận là cây di sản.

Thông tin chi tiết của cây:

Ngày ghi nhận: 25/04/2014
Chiều cao vút ngọn (m):
Chiều cao phân cành (m):
Chu vi (m):
Sắc mộc:
Tình trạng:
Loại đe dọa: Không đe dọa
Ngày ghi nhận: 29/04/2011
Chiều cao vút ngọn (m): 20
Chiều cao phân cành (m): 1.5
Chu vi (m): 5.12
Sắc mộc:
Tình trạng: Tốt
Loại đe dọa: Không đe dọa

Danh sách chủ đã sở hữu cây cổ thụ này:

1. Chùa Bà Lê - Ngày tiếp nhận: 29/04/2011

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả:
Cây thân gỗ lớn, có tán rộng, vỏ nhẵn màu xám nhạt, có nhựa màu trắng đục, phân cành nhánh nhiều cong rủ xuống. Cây Bồ đề Phật giáo còn có tên là Đề hay Đa đề, tên khoa học Ficus religiosa, tên tiếng Anh là Bo tree, Bodhi tree. Trong tên khoa học của loài cây này có tính ngữ religiosa là do tác giả muốn nhấn mạnh sự liên quan của cây với truyền thuyết Đức Phật, vì religiosa có nghĩa là thuộc về tôn giáo.
Cây Bồ đề ngoài đường phố, công viên còn có tên là Đề lâm vồ, tên khoa học là Ficus rumphii, tên tiếng Anh là Mock Bodhi tree (có nghĩa là cây giả Bồ đề). Cây có phổ thích nghi rất rộng, chỉ cần một điểm tựa, với một ít chất mùn hay bột bụi cộng với chút ẩm độ thì một hạt bám vào cũng mọc thành cây, cho dù điểm tựa ở một vết nứt vỏ của cành cây nào đó hay ngay trên bờ tường, nóc nhà, mái ngói rêu phong… Thế rồi theo năm tháng, nó cứ lớn dần lên, buông thòng hằng tá rễ phụ, đan kết và dính liền nhau vươn dài đến mặt đất rồi đâm sâu dần vào nền đất đá để thành một cây cổ thụ bao bọc một phần tường quách, một góc nhà cổ, một am thờ hay thắt nghẹt cả một cây cổ thụ mà nó đã gửi gắm tấm thân nhỏ bé ban đầu. Hiện nay đã có khá nhiều cây cổ thụ thuộc loài này ở rải rác đây đó trong thành phố Huế. Nó cũng là một đối tượng được nhiều nhà chơi cây cảnh chú ý. Họ đã dùng nó làm vật liệu tạo cây bonsai hay tạo tiểu cảnh cho hòn non bộ, bởi lẽ nó sống dễ, thân cành mềm dẽo, chịu uốn ép bất cứ lúc nào và với bất cứ thế nào. Thật ra, cả hai loài đều dễ tái sinh, chim chóc ăn quả giả của nó, gieo rắc mầm khắp nơi, hễ gặp điều kiện thuận lợi là chúng nảy mầm thành cây con
Đặc điểm sinh học - sinh thái:
Lá dạng trái tim, cuống dài, kéo dài thành dải 2-5cm ở đỉnh, màu xanh lục đậm nổi bật gân lông chim. Lá còn non thì màu đỏ hồng nhạt, khi lớn chuyển thành xanh lục sậm.
Cụm hoa dạng sung trên thân, dạng cầu, khi chín màu tím đậm. Cho quả vào tháng 5 - 6.
Tốc độ sinh trưởng nhanh. Cây ưa sáng hoặc chịu bóng bán phần. Đất giàu mùn, dinh dưỡng, ẩm và thoát nước tốt. Nhân giống dễ dàng từ hạt và giâm cành, dễ uốn tỉa.
Tại Sri Lanka hiện còn một cây Bồ đề đã qua 2.000 năm.
Phân bố ở Việt Nam: Rộng khắp.
Giá trị:
Cây có thể hãm thành cây cảnh. Được sử dụng trong y học
Tình trạng bảo tồn:
Tại An Giang đã đưa vào danh mục bảo tồn.
Bành Thanh Hùng, tổng hợp

Bản đồ vị trí

Bản đồ vi trí
Vĩ độ: 10.428300
Kinh độ: 105.546670

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
14
Hôm nay:
52
Tuần này:
2245
Tháng này:
13963
Năm 2024:
40867

Tin tức trong tháng:5
Tin tức trong năm 2024:10